Đo tim thai Monitoring là gì? Tại sao cần phải theo dõi tim thai?
Trong quy trình khám thai định kỳ của các mẹ bầu, ngoài cách đánh giá sự phát triển của thai nhi thông qua siêu âm, các bác sĩ cũng khuyến khích thực hiện đo Monitoring theo dõi tim thai. Được xem là phương pháp hữu ích và đơn giản giúp các bác sĩ đánh giá sức khỏe thai nhi hiệu quả.
Vậy đo tim thai Monitoring là gì? Đo tim thai như thế nào? Có nên đo Monitoring theo dõi tim thai hay không? Khi nào nên đo Monitoring? Cùng tìm hiểu những kiến thức về đo Monitoring theo dõi tim thai nhé!
1. Đo Monitoring theo dõi tim thai là gì?
Tim thai được xem là yếu tố đánh giá sức khỏe của thai nhi và sự cộng hưởng từ mẹ bên trong tử cung. Từ việc đo tim thai, dựa trên các chỉ số có được sau đó, các bác sĩ có thể xác định được mức độ biến động của thai nhi bên trong. Từ đó, cũng có thể biết được tuổi thai, các cử động và tư thế ổn định của bé.
Các số liệu được máy đo Monitoring ghi nhận lại thông qua một đầu dò được đặt lên thành bụng mẹ. Các điện cực từ máy sẽ ghi nhận biên độ và tần số của tim thai ở thời điểm đó. Trong suốt thời gian đo, máy sẽ ghi nhận liên tục tạo thành biểu đồ theo dõi.
Ngoài việc theo dõi tim thai, máy đo Monitoring cũng thu thập những thông tin về cơn gò tử cung của mẹ. Đặc biệt là vào những tuần gần sinh, chỉ số này cực kỳ quan trọng, để có thể đánh giá trạng thái sắp sinh và tình trạng thai cho mẹ bầu. Từ đó có thể kịp thời xử lý khi chuyển dạ.
2. Phương thức đo tim thai được diễn ra như thế nào?
Trước khi đo, mẹ bầu sẽ được các y tá hướng dẫn thay trang phục thuận tiện. Sau đó sẽ được yêu cầu nằm lên giường với tư thế ngửa thoải mái. Mẹ bầu cũng sẽ được đo huyết áp trước khi tiến hành đặt máy đo tim thai.
Đầu đo Monitoring sẽ được đặt trên thành bụng mẹ ở vị trí có thể cảm nhận rõ các nhịp tim của thai nhi nhất. Đầu đo cũng được giữ cố định bằng các sợi dây thun có tính đàn hồi xung quanh bụng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng được hướng dẫn để sử dụng một thiết bị theo dõi thủ công bằng cách bấm nút khi cảm thấy bé cử đang cử động. Mẹ sẽ cầm thiết bị trên tay để ấn nút đúng thời điểm bé động, những thông số từ thiết bị cũng được ghi nhận trên máy để bác sĩ so sánh.
Quá trình đo monitoring theo dõi tim thai thường được tiến hành trong 30 phút. Quá trình có thể kéo dài hơn nếu bác sĩ nghi ngờ thai có bất thường. Thông thường thì từ tuần thứ 36 khi cận sinh thì mẹ bầu mới được các bác sĩ khuyến khích đo tim thai.
3. Các chỉ số nhận được sau khi đo Monitoring
Đo monitoring sẽ thu thập 3 chỉ số thông tin cơ bản từ thai nhi, dựa vào các chỉ số, bạn có thể xác định tình trạng của sức khỏe và sự phát triển của bé.
Nhịp tim thai cơ bản là số lần trung bình của nhịp đập tim bé trong thời gian một phút khi ổn định, không có cử động hay cơn gò tử cung kèm theo. Nhịp tim thai được cho là bình thường khi dao động từ 120 đến 160 lần trong một phút. Nhịp tim thai được gọi là nhanh khi trên 160 và nhanh trầm trọng khi trên 180 lần trong phút. Tư tự, nhịp tim chậm khi dưới 120 và chậm trầm trọng khi dưới 100 lần trong phút.
Mức biến động của nhịp tim thai khi bé cử động và trong cơn gò tử cung so với nhịp tim cơ bản gọi là dao động nội tại. Trong quá trình này, tim sẽ tăng tần số nhằm cung cấp máu và oxy cho thai nhi. Mức dao động nội tại được xem là bình thường nếu tăng được hơn 10 nhịp trong phút so với nhịp tim cơ bản.
Chỉ số ghi nhận từ thiết bị mà mẹ ấn nút khi bé cử động được gọi là chỉ số cử động thai. Trong thời gian đo tim thai khoảng 30 phút, nếu bé có trên 2 lần cử động là bình thường. Nếu trong khoảng 10 phút đầu mà bạn vẫn chưa cảm nhận thấy bé cử động thì đừng quá lo lắng. Có lẽ lúc này bé đang ngủ say, bạn có thể đánh thức bé dậy bằng cách vỗ nhẹ hoặc nói chuyện với bé. Bởi khi bé cử động thì các bác sĩ mới đánh giá được chỉ số dao động nội tại.
4. Tại sao cần theo dõi tim thai khi gần sinh?
Từ tuần thứ 36 đến khi sinh, các bác sĩ thường khuyên các bà mẹ nên đi khám thai mỗi tuần và thực hiện đo tim thai. Bởi thời điểm gần sinh sẽ là thời điểm quan trọng để đưa ra những quyết định sinh. Dựa vào các thông tin từ máy đo tim thai, các bác sĩ sẽ xác định được sức khỏe bé yêu có bình thường hay đang có dấu hiệu bất thường.
Từ kết quả có được, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về các biện pháp hoặc chế độ dinh dưỡng tập luyện cho hai mẹ con để cải thiện tình trạng. Cũng dựa vào đó bác sĩ sẽ quyết định có nên sinh thường hay phải sinh mổ để an toàn cho bé và mẹ. Mặc khác, mẹ bầu cũng có thể được khuyên nên sinh mới hay nên tiếp tục đến khi chuyển dạ. Vậy nên việc theo dõi tim thai bằng Monitoring là hết sức quan trọng ở thời điểm tháng cuối của thai kỳ.